Hs code là mã không thể thiếu khi xuất nhập khẩu
HS Code là gì? “HS Code” hay “Hệ thống HS” được định nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO.
Contents
Tổ chức Hải quan thế giới (WCO – World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ sở đặt tại Brussels (Bỉ), là một tổ chức liên chính phủ độc lập với mục tiêu thúc đẩy hoạt động quản lý hải quan một cách hiệu quả. Đến nay, WCO có 179 quốc gia thành viên.
Là một tổ chức quốc tế liên quan đến các vấn đề hải quan, WCO có nhiệm vụ duy trì hệ thống mã hàng hóa hài hòa quốc tế; quản lý các phương diện kỹ thuật của WTO liên quan đến Định giá hải quan và Quy tắc xuất xứ; định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ trong các vấn đề hải quan.
Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa thường được gọi tắt là “Hệ thống Hài hòa” hoặc “Hệ thống HS”, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của WCO.
– Danh pháp: Hệ thống các tên gọi hay thuật ngữ được dùng trong một ngành khoa học hay một lĩnh vực nghệ thuật.
– Thuế quan: Các nghĩa vụ về thuế xuất, nhập khẩu được đặt ra bởi chính phủ các nước.
– Biểu thuế Hải quan: Là một danh mục được đặt ra theo luật lệ của các nước nhằm mục đích thu thuế nhập khẩu.
– Phân loại: Việc sắp xếp các hàng hóa vào từng nhóm riêng biệt.
HS Code được xây dựng với mục đích trở thành ngôn ngữ chung cho hàng hóa, là công cụ không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế; xác định thuế hải quan, nguồn gốc hàng hóa; kiểm soát cửa khẩu: kiểm soát hạn ngạch, các hạn chế, giám sát hàng hóa bị kiểm soát…; phục vụ công tác thống kê.
Đối với Chính phủ, HS Code là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để thực hiện thu thuế và các nghĩa vụ khác; thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.
Đối với Doanh nghiệp, HS Code đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp. Nếu phân loại sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu hàng hóa được phân loại một cách chính xác, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích từ các FTA.
Để tra HS code, chúng ta áp dụng 6 quy tắc tra mã HS, đi lần lượt từ quy tắc 1 đến quy tắc 6, khi không thể áp dụng quy tắc trước chúng ta mới sử dụng quy tắc sau.
Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa ⇒ chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào chương nào. Vì tên gọi của phần, chương và phân chương ko thể diễn giải hết tất cả các sản phẩm trong đó. Phải căn cứ vào chú giải và phân nhóm.
Chú giải của từng chương mang yếu tố quyết định nhất đến phân loại hàng trong chương đó ⇒ điều này có giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc còn lại. Phải kiểm tra chú giải của phần, chương mà ta định áp mã sản phẩm vào.
Ví dụ: Xác định mã HS của voi làm xiếc
Bước 1: Định hình khu vực: Có thể áp vào chương 1: Động vật sống
Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Theo chí giải 1.c của chương 1 là trừ “động vật thuộc chương 95.08
Bước 3: Đọc chương 95 và xem chú giải chương đó: xác định voi làm xiếc thuộc nhóm 9508 và mã HS chính xác là: 95081000
Tra mã theo tên định danh hoặc được giải thích cụ thể rõ ràng nhất trong phân nhóm.
Ví dụ: Ngựa thuần chủng để nhân giống
Trong biểu thuế có mục định danh và cụ thể là “ngựa thuần chủng để nhân giống” đồng thời chú giải chương này không có quy định khác cho sản phẩm này nên ta áp mã 01012100.
Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.
Ví dụ: Xe đạp thiếu bánh xe: vẫn được áp mã theo xe đạp
Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.
Ví dụ: Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1 chiếc xe ra thì vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.
Phôi: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng, có hình dán bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện, chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó.
Ví dụ: Phôi chìa khóa khi chưa dủa các cạnh ⇒ được áp mã chìa khóa đã hoàn thiện; Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai ⇒ được áp mã như chai hoàn thiện.
Việc lấp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lấp ráp.
Những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.
Chỉ áp dụng quy tắc này sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu.
Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó.
Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc các nhóm nhác nhau thì áp mã hỗn hợp đó theo chất cơ bản nhất của hỗn hợp.
Ví dụ: Gói cà phê hòa tan là hỗn hợp của các chất như: cà phê, sữa, đường. Vậy hỗn hợp này sẽ được áp theo mã chất cơ bản nhất là cà phê.
Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.
Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện). Vì nhóm 85.10 đã mô tả cụ thể và chính xác nhất là: “Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện”
Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau ⇒ phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặt tính tính nhất của bộ đó.
Ví dụ: bộ sản phẩm chăm sóc tóc gồm: Kẹp điện cuộn tóc, lược, ghim tóc
Chúng ta cần đánh giá sản phẩm có tính chất nổi trội nhất và áp theo mã HS của sản phẩm đó. Trong bộ sản phẩm trên chúng ta thấy Kẹp điện cuộn tóc có tính năng nổi trội nhất nên sẽ lựa chọn mã HS của sản phẩm này áp vào mã HS của
Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.
Ví dụ: Ta có sản phẩm sửa chữa gồm: Tô vít, Kìm, Cờ Lê
Khi tra mã HS của 3 sản phẩm này, bạn thấy Cờ Lê là sản phẩm có mã HS nằm ở thứ tự sau cùng nên sẽ lấy mã HS của sản phẩm này để áp mã HS cho bộ sản phẩm sửa chữa.
So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.
Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…
Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.
Ví dụ: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã thuốc 30.04
Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.
Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.
Ví dụ: Bao đựng đàn làm bằng gỗ quý và mang tính nổi trội hơn đàn thì phải tách bao đựng đàn và đàn thành 2 mã HS code.
Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như cái túi nilon, hộp carton…). Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.
Ví dụ: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga.
Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.
Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.
Ví dụ: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch…. (gạch là gạch đầu dòng “-” trước tên hàng trong phần mô tả hàng hóa của biểu thuế)
Trên đây là quy tắc tra mã HS code với những ví dụ dễ hiểu để bạn hình dung. Bạn có thể tra mã HS trên trang bieuthue.net, hoặc tải về Biểu thuế XNK mới nhất bản excel, hoặc mua quyển sách biểu thuế để tra trực tiếp.
Hy vọng bài viết của Vietair Cargo giúp ích cho bạn. Xin cảm ơn.
>>>Xem thêm : Quyết định về việc ban hành bảng mã số HS của danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam
Trung Quốc dừng nhận máy bay, Boeing chịu cú sốc lớn Khoảng 50 chiếc Boeing…
Booking Tải Hàng Không Từ Thái Bình Đi Canada – Giải Pháp Vận Chuyển Toàn…
Sun PhuQuoc Airways – Sứ Mệnh Đưa Phú Quốc Gần Hơn Với Thế Giới Ngày…
海防至上海航空货运预订服务 - 高效、安全、可靠的货运解决方案 海防至上海航空货运预订服务 正逐渐成为企业和个人将货物高效、安全、经济地运往中国的首选方案。该服务由 VietAirCargo 提供,具有运输时间短、费用合理、手续简便等优势,能够最大程度保障客户在进出口过程中对货物使用需求和权益的全面满足。 1. 为什么选择海防至上海航空货运服务 随着中越贸易的持续增长,海防与上海之间的货运需求不断上升。航空货运作为最迅速、最安全的运输方式之一,已成为出口企业和跨境电商的首选。 主要优势包括: 运输时间短,通常一到两天内即可送达上海安全系数高,运输过程全程可控航班频率高,便于灵活安排出货时间特别适合高价值、高时效要求的货物运输 2. 我们的服务内容 提供一对一运输咨询安排航空货运预订与调度办理报关与出口单证提供货物包装与运输至机场服务提供全程货物追踪与状态更新全天候客户服务支持…
Dịch Vụ Booking Tải Hàng Không Từ Hải Dương Đi Thái Lan – Nhanh Chóng,…
Dịch Vụ Booking Tải Hàng Không Từ Việt Nam Đi Hàn Quốc – Nhanh Chóng,…