Giảm chi phí logistics, tăng năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa

Chi phí logistics tăng cao

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) vừa có báo cáo về hoạt động logistics tại Việt Nam

Trong đó đáng chú ý là chi phí logistics tương đương khoảng 20 – 22% GDP hàng năm

Cao hơn đáng kể so với Thái Lan (19%), Trung Quốc (18%), Malaysia (13%),..

Nguyên nhân chi phí logistics tăng cao

Logistics là chuỗi dịch vụ vận tải hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

Thống kê của VLA cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế và nội địa

Trong đó có tới 97% là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Do vậy, chất lượng dịch vụ, vốn, kinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải quốc tế do hãng vận tải nước ngoài chi phối

Dẫn đến tình trạng chi phí bị đẩy cho bên vận chuyển là Việt Nam phải chịu.

Qua tìm hiểu, tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam lớn, trong khi trị giá mặt hàng này lại thấp, rủi ro cao.

Giảm chi phí logistics, tăng năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa
Giảm chi phí logistics, tăng năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa

Chi phí logistics bị đẩy lên cao còn do sản phẩm hàng hóa nông sản hao hụt trong quá trình vận chuyển.

Ước tính, mỗi ngày mặt hàng này hao hụt khoảng 2 – 3% trọng lượng.

Trong khi đó, nhóm các mặt hàng xuất khẩu có trị giá lớn của Việt Nam

Không thể đem so sánh với trị giá xuất khẩu những mặt hàng có trọng lượng thấp, giá trị cao ở các nước khác

Chẳng hạn như phần mềm, sản phẩm khoa học công nghệ, ô tô…

Thực tế, hoạt động logistics tại Việt Nam đang phục thuộc chủ yếu vào vận tải đường bộ.

Các phương thức vận tải phổ biến trong chuỗi logistics gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không

Song, vận tải đường bộ chiếm gần 80%, khiến chi phí vận chuyển lớn, chỉ sau vận tải hàng không.

Đơn cử, để vận chuyển một container hàng từ Hải Phòng vào TP Hồ Chí Minh bằng đường biển

Giảm chi phí logistics
Giảm chi phí logistics

Giá cước mỗi container có giá từ 5 – 7 triệu đồng/chuyến phụ thuộc việc đặt chỗ

Nhưng vận chuyển đường bộ phải mất tới 30 triệu đồng/chuyến/chiều.

Một nguyên nhân nữa khiến chi phí logistics đường bộ quá cao là do các quy định cấm xe trọng tải lớn vào nội đô giao hàng.

Ví dụ, với thị trường 7,7 triệu dân như Hà Nội

Bao gồm 42 khu công nghiệp, hơn 80 cụm công nghiệp, hàng trăm siêu thị, hàng chục nghìn cửa hàng tiện ích

Nhưng xe tải từ 1,25 tấn trở lên bị cấm, chỉ được hoạt động một số giờ nhất định.

Điều này khiến việc tiếp cận hàng hóa khó khăn, bị ép giá cước khi thuê các xe nhỏ vận chuyển đến nơi cần

Phát sinh nhiều chi phí như thuê thêm chuyến, thêm người vận chuyển…

Cách nào kéo giảm chi phí logistics?

Báo cáo của VLA cũng chỉ ra, hiện có 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam

Nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Mặc dù vấn đề khai thác cảng biển chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp Việt Nam

Bao gồm các hoạt động vận tải đường bộ, dịch vụ kho…

Nhưng hạn chế lớn nhất là chưa đầu tư xây dựng được các thương hiệu logistics lớn trên thị trường quốc tế

Các thương hiệu của ngành Logistics vẫn nằm trong tay nước ngoài.

Trong khi đó, các thương hiệu của nước ngoài đã phát triển nhiều năm nay và họ có mạng lưới rộng khắp toàn cầu.

Nước nào cũng phải chấp nhận sự tồn tại và học hỏi kinh nghiệm từ các thương hiệu quốc tế uy tín để phát triển

Vì phần lớn doanh nghiệp logistics nước ngoài có quy mô lớn

Năng lực vận tải mỗi tàu hoạt động tương đương với 5.000 vỏ container/tuyến/chiều.

Để vận chuyển được khối lượng lớn container này, Việt Nam cần đầu tư nhiều tàu

Với kinh phí chuẩn bị cho các dịch vụ trong chuỗi logistics khá lớn…

Ông Trần Đức Nghĩa cho biết

Chỉ khi Việt Nam có thương hiệu logistics quốc tế mới có thể tăng năng lực cạnh tranh thị trường.

Doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay cần phải có giai đoạn tích tụ cơ bản để “vượt qua chính mình”.

Trước mắt, các doanh nghiệp nên tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, để tích lũy kinh nghiệm

Với vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực phát triển năng động của khu vực và thế giới

Tăng năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa
Tăng năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa

Việt Nam được đánh giá là có lợi thế lớn để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics.

Trong ngắn hạn, ngành Logistics cần tăng cường khả năng thích ứng với rủi ro của chuỗi cung ứng

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.

Còn về dài hạn, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics và vận tải

Đồng thời, sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức

Nhằm giảm chi phí logistics thông qua việc xử lý các điểm hạn chế của chuỗi cung ứng

Logistics tăng cao
Logistics tăng cao

Hy vọng những thông tin của chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp quý khách nắm rõ các thông tin trong lĩnh vực logistics

Để chọn được đơn vị vận chuyển uy tín.

Ngoài ra,công ty còn vận chuyển nhiều sản phẩm hàng hóa khác đi các nước theo yêu cầu khách hàng. Hãy liên hệ với VietAir Cargo.

Các bài viết liên quan tại đây:

Gửi hàng đi Thụy Điển