AMS là gì? Cần lưu ý gì khi kê khai phí AMS?

AMS là gì? Cần lưu ý gì khi khai phụ phí AMS?

Một trong những loại phí phổ biến phát sinh khi hàng hóa được nhập khẩu và chuyển tải tại Mỹ là AMS. Vậy cần lưu ý khi kê khai để tránh rủi ro về thời gian và chi phí.

1. AMS là gì?

AMS được viết tắt từ Automated Manifest System. Phí này được áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu và chuyển tải tại Mỹ. Chính xác thì AMS là tên loại thủ tục mà hải quan Mỹ yêu cầu được khai báo. Còn phí AMS là do hãng tàu đặt ra và thu booking party – forwarder hoặc shipper (do hãng tàu là bên thực hiện thủ tục khai báo cho lô hàng).

Quy định này do Customs and Border Protection Department of the US (CBP) ban hành từ năm 2004. AMS được áp dụng cho cả vận tải đường biển và đường hàng không, tất cả hàng nhập vào Mỹ đều phải khai báo AMS.

Hãng tàu cũng chính là bên đặt ra phí AMS, đồng thời thu booking party – forwarder. Bởi lẽ hãng tàu chính là bên có nghĩ vụ làm thủ tục khai báo cho lô hàng. Còn bên xuất khẩu chính là bên bị thu phí.

Nói cách khác, hãng tàu hay hãng hàng không sẽ tiến hành thu phí này từ người xuất khẩu, coi như phí dịch vụ cho việc khai báo AMS thay cho bên xuất khẩu. Trường hợp này thì hãng tàu/đơn vị vận chuyển sẽ khai cho Master bill of lading.

Ngoài ra, các Forwarder hay booking agent sẽ khai báo AMS cho House bill of lading nếu doanh nghiệp xuất khẩu thuê dịch vụ này.

Mức thu của phí AMS là từ 25-35 USD/BL, tùy hãng tàu và không bội nhân theo số container.

AMS là gì? Cần lưu ý gì khi khai phụ phí AMS?
AMS là gì? Cần lưu ý gì khi khai phụ phí AMS?

2. Lưu ý khi khai báo phí AMS

Hải quan Mỹ yêu cầu thông tin về tên hàng, số lượng, trọng lượng, người bán, người mua, cảng đi, cảng đến. Các thông tin manifest này bắt buộc phải truyền đến hải quan Mỹ chậm nhất là “24 giờ trước khi hàng load lên tàu”. Nguyên tắc này giống với nguyên tắc “Trước 24 giờ” của khai ENS cho hàng đi Châu Âu.

Việc khai báo trễ quy định sẽ nhận các khoản phạt tiền từ hải quan Mỹ, nếu không trả tiền phạt người xuất khẩu sẽ bị đưa vào danh sách đen cho các lô hàng sau đó.

Lưu ý, cơ quan hải quan của các quốc gia khác nhau sẽ có quy định riêng về phí tương tự như AMS. Ví dụ, phí dành cho những lô hàng được xuất khẩu đi Trung Quốc là AFS – viết tắt của Advance Filling Surcharge, đối với Nhật Bản là AFR. Nhưng do bản chất AFS-AFR và AMS giống nhau nên thường được gọi chung là AMS.

AMS là gì? Cần lưu ý gì khi kê khai phí AMS?
AMS là gì? Cần lưu ý gì khi kê khai phí AMS?

Liên hệ VietAir Cargo để được hỗ trợ kê khai phụ phí AMS và vận chuyển hàng đến Mỹ

Điều gì làm nên sự khác biệt của VietAir Cargo?

– Tuyến vận tải, vận chuyển đến cảng biển toàn cầu

– Cộng tác với các đại lý hãng tàu biển, doanh nghiệp chuyên chở uy tín

– Kết nối linh hoạt với các hãng, các doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới

– Tần suất vận tải, vận chuyển hàng ngày

– Thu xếp tất cả các loại mặt hàng tại cảng

– Tư vấn, cập nhật thông tin liên tục khi có yêu cầu

– Giá cả cạnh tranh, ưu đãi lượng hàng lớn và thường xuyên

– Đội ngũ nhân viên của VietAir Cargo đều được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm

– VietAir Cargo cam kết bảo đảm sự an toàn, nguyên vẹn 100% của hàng hóa

Xin vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn: 0902292112 – 0932135515

Xem thêm:

ENS là gì? Cần lưu ý gì khi khai phụ phí ENS?