ENS là gì? Cần lưu ý gì khi khai phụ phí ENS?

ENS là gì? Cần lưu ý gì khi khai phụ phí ENS?

Hàng hóa xuất đi Liên minh châu Âu bắt buộc phải kê khai ENS. Trong khi đó, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam làm việc nhiều với đối tác bên EU, các chính sách xuất nhập khẩu cũng chặt chẽ hơn.

Nhận thấy tầm quan trọng đó, bài viết này sẽ làm rõ ENS và đưa ra lời khuyên cần lưu ý khi khai phụ phí ENS.

1. ENS là gì

ENS là viết tắt của cụm từ Entry Summary Declaration trong tiếng Anh. Đây là một loại phụ phí kê khai sơ bộ hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) giúp đảm bảo thực hiện tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào khu vực này.

Mức thu của phí ENS là từ 25-35 USD/BL (bill of lading), tùy hãng tàu (phí này do hãng tàu đặt ra và thu booking party – forwarder hoặc shipper).

Phí ENS được áp dụng cho:

– Việc kê khai này được áp dụng với 27 nước thành viên EU và cho các lô hàng với tiêu chuẩn dưới đây:

– Lô hàng nhập khẩu vào EU

– Dỡ hàng tại các nước thành viên EU để vận chuyển đến những nước ngoài khối EU bằng các cách thức khác.

– Không dỡ hàng tại cảng của EU nhưng lô hàng đó có thời gian neo đậu trên các cảng của EU.

Thủ tục ENS đối với hàng hóa được ban hành ngày 31/12/2010 bởi EU. Thủ tục ENS tuân theo quy tắc “24 tiếng”, giống như thủ tục AMS của hàng đi Trung Quốc và đi Mỹ.

2. Quy trình kê khai ENS

Chủ hàng sẽ đóng phí ENS cho hãng tàu, hãng tàu có trách nhiệm khai báo ENS cho lô hàng trên hệ thống thông tin của hải quan EU. Thời hạn là không được trễ hơn “24 tiếng trước giờ tàu mẹ khởi hành”.

Sau khi ENS được khai báo cho hệ thống, hải quan tại các cảng EU sẽ giám định thông tin được cung cấp. Trong thời gian 24 tiếng trước giờ tàu mẹ chạy, hải quan EU sẽ trả về kết quả “Cho load hay không cho load”.

Không cho load khi họ cảm thấy lô hàng có tính chất nguy hiểm, khủng bố, sai khai báo, người nhận hàng có lí lịch đen… Thông thường trường hợp không cho load chiếm dưới 1% tổng số lô hàng.

Đồng thời, nếu ENS bị khai báo trễ hoặc quên khai báo (lỗi hãng tàu), hải quan EU sẽ tiến hành phạt tiền trên mỗi lô hàng và số tiền lên đến vài ngàn Euro.

Lưu ý: Kể cả chuyển tải tại các quốc gia EU vẫn bị tính ENS.

Vậy ngay cả khi khi cảng đích là một nước không thuộc thành viên EU nhưng vẫn có thể bị tính phí ENS. Bạn cần kiểm tra kỹ hành trình tàu với hãng tàu hoặc forwarder để hiểu rõ và tránh việc các forwarder thu ENS trong khi hãng tàu không thu.

ENS là gì? Cần lưu ý gì khi khai phụ phí ENS?
Cần lưu ý gì khi khai phụ phí?

3. Những điều cần lưu ý khi khai phụ phí ENS

Thông tin người nhận hàng (consignee):

Hiện nay giao dịch thương mại đi châu Âu tương đối dễ dàng và thuận tiện cho nhà xuất khẩu Việt Nam khi bộ vận đơn có thể dùng là vận đơn theo lệnh (to order B/L), tức là giao hàng theo lệnh của nhà xuất khẩu và tên người nhận hàng có thể thay đổi ở cảng đến.

Khi đó nhà xuất khẩu Việt Nam có thể dễ dàng chuyển lô hàng cho người A thay vì người B như ban đầu.

Nay với quy định này, người nhập khẩu phải được xác định rõ ràng từ trước. Mọi thay đổi về người nhận hàng sẽ bắt buộc phải kê khai lại. Điều này sẽ ảnh hưởng không ít đến bộ chứng từ ngoại thương.

Ngoài ra, điều cần lưu ý khi khai báo là địa chỉ người nhận hàng phải là địa chỉ cụ thể, không chấp nhận địa chỉ người nhận hàng là hộp thư bưu điện.

Thời hạn kê khai:

Ở đây có hai trường hợp:
– Nếu lô hàng được vận chuyển trực tiếp từ cảng Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu) đi thẳng tới châu Âu thì thời hạn khai báo là 24 giờ trước khi tàu rời cảng.

– Nếu lô hàng này được vận chuyển từ cảng chuyển tải hàng hóa được xếp lên tàu nối tiếp đi tới châu Âu thì thời hạn khai báo là 24 giờ trước khi tàu nối tiếp rời cảng chuyển tải.

Tuy nhiên các hãng tàu quy định thời hạn kê khai sẽ là 24 giờ sau ngày tàu rời cảng Việt Nam. Các hãng tàu sẽ có hướng dẫn cụ thể hơn cho chủ hàng theo từng thời điểm.

Chậm kê khai:

Việc kê khai là bắt buộc nên phải nắm rõ lịch trình tàu chạy (chuyển tải hay đi trực tiếp) để hoàn tất việc kê khai đúng hạn.

Nếu nhà xuất khẩu không kê khai kịp ENS thì hàng hóa sẽ không được phép xếp lên tàu. Mặc dù nhà xuất khẩu đã hoàn thành tất cả thủ tục xuất khẩu ở phía Việt Nam.

Chỉnh sửa việc kê khai:

Khi chỉnh sửa thông tin thì việc kê khai ENS sẽ phải điều chỉnh theo. Khi đó mức phí điều chỉnh sẽ áp dụng, dự kiến là 40 đô la Mỹ cho một lần chỉnh sửa.

Xuất hàng đi các nước không thuộc khối EU:

Những lô hàng xuất đi những nước không phải thuộc EU nên tránh lịch tàu ghé các cảng EU. Nếu không thì lô hàng bắt buộc phải khai ENS.

Liên hệ VietAir Cargo để được hỗ trợ kê khai phụ phí ENS và vận chuyển hàng đến EU

Điều gì làm nên sự khác biệt của VietAir Cargo?

– Tuyến vận tải, vận chuyển đến cảng biển toàn cầu

– Cộng tác với các đại lý hãng tàu biển, doanh nghiệp chuyên chở uy tín

– Kết nối linh hoạt với các hãng, các doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới

– Tần suất vận tải, vận chuyển hàng ngày

– Thu xếp tất cả các loại mặt hàng tại cảng

– Tư vấn, cập nhật thông tin liên tục khi có yêu cầu

– Giá cả cạnh tranh, ưu đãi lượng hàng lớn và thường xuyên

– Đội ngũ nhân viên của VietAir Cargo đều được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm

– VietAir Cargo cam kết bảo đảm sự an toàn, nguyên vẹn 100% của hàng hóa

Xin vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn: 0902292112 – 0932135515

Xem thêm:

AMS là gì? Cần lưu ý gì khi kê khai phí AMS?