Nghĩa vụ của các bên khi sử dụng điều kiện Incoterms 2020 CIF

Nghĩa vụ của các bên khi sử dụng điều kiện Incoterms 2020 CIF

Bằng cách trình bày tương ứng nhau, chúng ta có thể dễ tra cứu điều kiện Incoterms 2020 hơn so với Incoterms 2010 về nghĩa vụ của các bên. Bài viết này được tạm dịch bởi bản gốc Incoterms 2020, do ICC ban hành.

Nắm rõ nghĩa vụ của người bán và người mua theo CIF sẽ giúp các bên thuận tiện hơn trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, hạn chế xảy ra tranh chấp, thiệt hại đáng kể cho các bên. Đặc biệt là trong bối cảnh CIF trở thành thói quen phổ biến, được sử dụng rộng rãi bởi các thương nhân.

1. CIF là gì?

CIF viết tắt của Cost, Insurance, Freight. CIF quy định thời điểm người bán giao hàng cho người mua khi

  1. Giao hàng lên tàu
  2. Hoặc mua lại hàng hóa đã được quy định giao như vậy

Thời điểm chuyển giao rủi ro là khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng, trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.

Về phương thức vận tải, CIF sử dụng cho vận tải bằng đường biển hoặc thủy nội địa. Không sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải, hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi giao lên tàu. Ví dụ: hàng đóng trong container, được giao tại bến bãi ở cảng, lúc này dùng điều kiện CIP.

Nghĩa vụ của các bên khi sử dụng điều kiện Incoterms 2020 CIF
Nghĩa vụ của các bên khi sử dụng điều kiện Incoterms 2020 CIF

2. Nghĩa vụ của bên bán và bên mua

STT THE SELLER’S OBLIGATION THE BUYER’S OBLIGATION
1 General obligation (nghĩa vụ chung) Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và bất kỳ bằng chứng phù hợp mà có thể được đề cập đến trông hợp đồng.

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.

Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.

 

 

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.

2 Delivery (giao hàng)/taking delivery (nhận hàng) Người bán phải giao hàng hóa bằng cách đặt hàng hóa lên tàu hoặc mua lại hàng hóa đã được giao như vậy. Người bán sẽ phải giao hàng vào ngày hoặc trong khoảng thời gian đã định, theo cách thức thông thường tại cảng. Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục A2 và nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến chỉ định.
3 Transfer of risks (chuyển giao rủi ro) Người bán chịu rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa cho đến khi được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3. Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm hàng được giao theo mục A2.

Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán theo mục B10 thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng. Với điều kiện là hàng hóa phải được xác định rõ ràng là hàng hóa của hợp đồng.

4 Carriage (vận tải) Người bán phải ký hợp đồng vận tải hàng hóa đến địa điểm giao hàng đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi giao hàng tới cảng đến chỉ định, hoặc tới bất kỳ địa điểm nào tại cảng đến. Hợp đồng vận tải phải được ký kết với các điều kiện thông thường, với chi phí do người bán chịu và phải vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường thông thường bằng một con tàu thuộc loại thường sử dụng để vận chuyển hàng hóa đó.

Người bán phải tuân thủ các yêu cầu đảm bảo an ninh vận chuyển liên quan từ khi giao đến cảng đến.

Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng vận tải.
5 Insurance (Bảo hiểm) Nếu không có thỏa thuận nào khác hoặc tập quán mua bán không có gì đặc biệt, người bán phải, bằng chi phí của mình, mặc định mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C của Viện những người bảo hiểm London (LMA/IUA – Institute Cargo Clauses) hoặc bất kỳ điều kiện nào tương tự. Hợp đồng bảo hiểm phải được ký với người bảo hiểm (underwriters) hoặc công ty bảo hiểm có uy tín để người mua hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích bảo hiểm đối với hàng hóa có thể nhận lợi ích trực tiếp người bảo hiểm (insurer).

Khi người mua yêu cầu người bán sẽ, phụ thuộc vào thông tin do người mua cung cấp theo yêu cầu của người bán, và chịu chi phí thiệt hại, mua bảo hiểm bổ sung, nếu có thể, như là bảo hiểm chiến tranh (Institue War Clauses) và/hoặc Instute Strikes Clause (LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều kiện nào tương tự (ngoại trừ các khoản bảo hiểm được mô tả trong đoạn preceding paragraph).

Giá trị bảo hiểm tối thiểu phải bằng giá hàng hóa quy định trong hợp đồng cộng 10% (i.e. 110%) và bằng đơn vị tiền tệ theo quy định trong hợp đồng.

Bảo hiểm phải được tính từ địa điểm giao hàng quy định ở mục A2 và kết thúc ít nhất tại cảng đến quy định.

Người bán phải cung cấp cho người mua chứng thư bảo hiểm hoặc chứng nhận bảo hiểm hoặc các bằng chứng khác về việc mua bảo hiểm.

Ngoài ra, người bán phải cung cấp cho người mua, trong trường hợp người mua yêu cầu và chịu chi phí (nếu có), những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm bổ sung (additional insurance).

Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người mua phải cung cấp cho người bán nếu người bán yêu cầu, bất kỳ thông tin nào cần thiết để người bán có thể mua bảo hiểm bổ sung theo yêu cầu của người mua theo quy định trong mục A5.
6 Delivery/transport document (Chứng từ giao hàng/vận tải)/Proof of delivery (Bằng chứng của việc giao hàng) Bằng chi phí của mình, người bán phải cung cấp cho người mua những chứng từ vận tải như thường lệ đến cảng đã thỏa thuận.

Chứng từ vận tải này phải thể hiện hàng là của hợp đồng, phải ghi ngày tháng trong thời hạn giao hàng đã thỏa thuận, để người mua có thể nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến và, trừ khi có thỏa thuận khác, cho phép người mua có thể bán hàng trong quá trình vận chuyển (sell the goods in transit), bằng cách chuyển nhượng chứng từ vận tải cho người mua tiếp theo hoặc bằng cách thông báo cho người chuyên chở.

Khi chứng từ vận tải được phát hành theo dạng có thể chuyển nhượng được (issued in negotiable form) và gồm nhiều bản gốc (in several originals), thì một bộ đầy đủ của bản gốc phải được xuất trình cho người mua.

Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp theo mục A6 nếu phù hợp với hợp đồng.
7 Export/Import clearance (Thông quan xuất/nhập khẩu)  a)      Về thông quan xuất khẩu

Nếu cần, người bán phải thực hiện và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất khẩu như:

–        Giấy phép xuất khẩu (export license)

–        Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất (security clearance for export)

–        Giám định hàng hóa (pre-shipment inspection), và

–        Bất kỳ quy định pháp lý nào (any other official authorisation)

b)      Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu

Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu để cung cấp các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh (security requirement) và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh hoặc nước nhập khẩu.

a)      Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu

Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, cung cấp các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu theo quy định của nước xuất khẩu.

b)      Thông quan nhập khẩu

Nếu cần, người mua phải thực hiện và trả tất cả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu, như:

–        Giấy phép xuất khẩu (export license)

–        Kiểm tra an ninh (security clearance for export)

–        Giám định hàng hóa (pre-shipment inspection), và

–        Bất kỳ quy định pháp lý nào (any other official authorisation)

8 Checking – Packaging – Marking (Kiểm tra – đóng gói – ký mã hiệu) Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (kiểm tra chất lượng, số lượng, khối lượng, chiều dài…) cần thiết để giao hàng theo mục A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói. Người bán có thể đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa (mark the goods) phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng gói hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.

Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán.
9 Allocation of costs (Phân chia chi phí) Người bán phải trả:

a)     Toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người mua trả theo mục B9;

b)    Chi phí vận chuyển và mọi chi phí liên quan phát sinh từ mục A4, bao gồm cả chi phí xếp hàng và các chi phí liên quan đến an ninh vận tải;

c)     Bất kỳ phụ phí nào để dỡ hàng tại cảng đích nhưng chúng phải nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán ký với người chuyên chở;

d)    Chi phí quá cảnh nếu chi phí này nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán ký kết với người chuyên chở;

e)     Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng hàng hóa đã được giao;

f)     Chi phí mua bảo hiểm theo như mục A5;

g)    Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ chi phí nào khác có liên quan đến việc xuất khẩu theo như mục A7 (a); và

h)    Trả cho người mua tất cả chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết theo mục B7(a).

 

Người mua phải trả:

i)      Mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm hàng được giao theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo mục A9;

j)      Chi phí quá cảnh hàng hóa, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán đã ký kết;

k)    Chi phí dỡ hàng kể cả phí lõng hàng và phí cầu bến, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán ký kết;

l)      Chi phí mua thêm bất kỳ bảo hiểm bổ sung nào theo yêu cầu của người mua theo như mục A5 và B5;

m)  Hoàn trả tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi giúp người mua theo mục A5 hoặc A7(b);

n)    Nếu có quy định, trả tất cả các thứ thuế, lệ phí và các chi phí khác cũng như chi phí làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu theo như mục B7(b);

o)    Trả mọi chi phí phát sinh do người mua không thông báo theo như mục B10 kể từ ngày đã quy định hoặc ngày hết hạn thời hạn quy định cho việc gửi hàng, với điều kiện hàng hóa đã được xác định là hàng hóa của hợp đồng.

 

10 Notices (Thông báo) Người bán phải thông báo cho người mua biết rằng hàng hóa đã được giao theo mục A2, đồng thời cũng cần thông báo cho người mua kịp thời bất kỳ thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận hàng. Trong trường hợp người mua có quyền quyết định về thời gian giao hàng và/hoặc địa điểm đến hoặc điểm nhận hàng tại nơi đến đó, người mua phải thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

3. Đối tác ký kết hợp đồng vận tải với người bán

Vì FCA được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và khi nhiều phương thức vận tải tham gia nên người mua có thể chọn phương thức vận tải hàng không, để được giao hàng nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt là khi lựa chọn đối tác vận tải là VietAir Cargo.

Điều gì làm nên sự khác biệt của VietAir Cargo?

– Tuyến vận tải, vận chuyển đường biển toàn cầu

– Cộng tác với các đại lý hãng tàu biển, doanh nghiệp chuyên chở uy tín

– Kết nối linh hoạt với các hãng, các doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới

– Tần suất vận tải, vận chuyển hàng ngày

– Thu xếp tất cả các loại mặt hàng

– Tư vấn, cập nhật thông tin liên tục khi có yêu cầu

– Giá cả cạnh tranh, ưu đãi lượng hàng lớn và thường xuyên.

– Đội ngũ nhân viên của VietAir Cargo đều được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm.

VietAir Cargo cam kết bảo đảm sự an toàn, nguyên vẹn 100% của hàng hóa.

Xin vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn: 0902292112 – 0932135515

Xem thêm:

Cách tiết kiệm chi phí khi sử dụng điều kiện FCA

Nghĩa vụ của các bên khi sử dụng điều kiện Incoterms 2020 FCA

Lưu ý gì để thuận tiện giao lên tàu ở cảng theo Incoterms 2020 CIF